Thần Tài (財神) hay còn gọi là Tài thần là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông.Có thể nói đây là một vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn.
Trong bài viết này hãy cùng với Nhang Trầm Hương cao cấp Lưu Bảo Thành tìm hiểu về Thần Tài trong tín ngưỡng Việt Nam.
Ông Thần tài là ai?
Tại Việt Nam, hình tượng ông thần tài thường được xuất hiện với hình ảnh một nhân vật râu tóc trắng bạc phơ, ngồi trên ghế vàng tay cầm vàng thỏi, khuôn mặt rất hiền từ và phúc hậu.
vị thần sẽ giúp mang đến nhiều tài lộc cho gia đình
Theo quan niệm dân gian thì ông thần tài là vị thần sẽ giúp mang đến nhiều tài lộc cho gia đình nào thờ cúng ông, đa số các gia đình thờ cúng ông thần tài đều có những lần làm ăn phát đạt và có được nhiều may mắn trong cuộc sống.
Hình bóng ông thần tài luôn xuất hiện ở khắp mọi nơi, dù ở các con phố hay nơi thôn làng thì bạn đều có thể bắt gặp hình ảnh vị thần này được thờ cúng trong nhà. Còn đôi với những người buôn bán thì việc thờ cúng ông thần tài từ lâu đã là một thói quen trong tập quán của nhiều người vì sẽ giúp họ mua may bán đắt
Có bao nhiêu vị Thần Tài?
Vị Thần Tài ban phát tài lộc ở Việt nam chủ yếu được chia làm 2 loại:
Văn Thần Tài:
Văn Thần Tài gồm hai vị Bạch tinh quân và Lộc tinh quân giúp trông coi tiền tài của gia chủ.
Bạch tinh quân thường xuất hiện với hình tượng một vị thân mặt trắng, tóc dài dáng vẻ oai phong lẫm liệt còn Lộc tinh quân thì có địa vị thường được xếp ngang với hai vị thần là Phúc và Thọ.
Bạch tinh quân và Lộc tinh quân được tượng trưng cho tài lộc và sự thăng quan tiến chức trong công việc.
Võ Thần Tài:
Vị thần tài này tên Triệu Công Minh, vị thần này thường mặc chiến bào, cưỡi hổ, đầu đội mũ vàng với gương mặt sạm đen và râu dài, đậm.
Một vị Võ Thần Tài khác hay còn được gọi tên là Quan Công hay Quan Đế, đây là vị thần rất được ưa chuộng và phổ biến trong phong thủy vì có thể giúp trừ ma, trấn công, hộ pháp,…
Ngoài ra theo truyền thuyết Trung Hoa, thần tài gồm 5 vị tương ứng với 5 hướng Đông Tây Nam Bắc và Trung tâm. Bao gồm:
- Trung Bân Tài Thần 中斌財神 Vương Hợi 王亥 (Trung)
- Văn Tài Thần 文財神 Tỷ Can 比干 (Đông)
- Phạm Lãi 范蠡 (Nam)
- Võ Tài Thần 武財神 Quan Công 關公 (Tây)
- Triệu Công Minh 趙公明 (Bắc)
Vật cúng Thần Tài là gì?
Nếu như Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay có khi cúng ly cà phê thì trái lại Thần Tài người ta cúng tỏi hay hoa quả.
Thông thường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, trong khi đó người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa.
Có câu:
Lạy ông Địa cúng nải chuối
là câu khấn thường xuyên, giá trị vật cúng thường thấp hơn vật mất hay vật cần khấn.
Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
Bàn thờ Thần Tài bố trí như thế nào?
Bàn thờ Thần Tài được lập ở những góc nhà chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ Tổ tiên, Thổ Công hay Thánh Sư.
Bàn thờ Thần Tài chỉ là một sập sơn son thếp vàng phía trên đề là Tụ Bảo Đường (聚寶堂). Phía trong khảm là bài vị hoặc thùng gỗ dán giấy đỏ ở xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết trên giấy đỏ.
Ngũ phương Ngũ thổ Long thần,
(五方五土龍神)
Tiền hậu địa Chủ Tài thần.
(前後地主財神)
土地生白玉,
地可出黃金.
Phiên âm Hán-Việt là:
Thổ năng sinh bạch ngọc,
Địa khả xuất Hoàng Kim.
Đất đai sinh ra ngọc trắng,
Đất có thể hiện ra vàng ròng.
Thờ cúng Thần Tài ở Việt Nam của Người Việt
Hoạt động tín ngưỡng thờ cúng Thần Tài ở Việt Nam của người Việt rất khác với người Trung Quốc, cùng thờ ông Thần Tài nhưng tại Việt Nam, nhất là ở miền Nam, ông Thần Tài được thờ chung bàn thờ với ông Địa và bàn thờ được đặt thấp ở xó xếp chứ không như người Trung Quốc, lễ vật thờ cúng cũng giản dị và tùy tâm.
Ngày Mồng Mười (10) tháng Giêng, tức là ngày Mồng Mười Tết Nguyên đán được người Việt chọn làm ngày thờ thần tài đầu năm hay còn gọi là ngày vía Thần Tài.
Vào ngày vía Thần Tài, nhiều cửa hàng, xí nghiệp, cơ sở buôn bán, người kinh doanh buôn bán sẽ khai trương, mở hàng, bán mì xưa, có nơi còn tổ chức múa lân có ông địa tại cơ sở kinh doanh, nhiều người còn đốt vàng mã. Trong dịp này nhiều người dân còn tấp nập, đổ xô đi mua vàng vào ngày vía Thần Tài, món cá lóc nướng hay còn gọi là cá lóc vía Thần Tài là món ăn được người dân miền Nam ưa chuộng để cúng Thần Tài trong dịp này, dịp này nhiều người dân ưa chuộng ăn món cá lóc nướng.
Các bạn vừa tìm hiểu xong những thông tin tham khảo về Thần Tài trong tín ngưỡng Việt Nam cùng với Nhang Trầm Hương Lưu Bảo Thành. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn cho được những điều hữu ích trong cuộc sống.